Tư vấn nam khoa - Vô sinh có thể được phân thành hai loại; vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai. Vô sinh thứ phát là trường hợp cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần.
Vô sinh được định nghĩa, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, không ngừa thai (WHO, 2000).
Vô sinh có thể được phân thành hai loại; vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai. Vô sinh thứ phát là trường hợp cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần.
Tần suất vô sinh
Một số nghiên cứu dịch tể học gần đây trên thế giới cho thấy tần suất vô sinh tính trên các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ thay đổi từ 13% đến 25% (Irvine, 1998). Theo ước tính của WHO, trên thế giới có khoảng 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó có nhiều nguyên nhân là do đàn ông mắc các bệnh nam khoa .
Tại Việt nam, theo số liệu của điều tra dân số quốc gia năm 1982, tỉ lệ vô sinh toàn quốc là khoảng 13% (TTP Mai, 2001). Như vậy, ước tính cả nước ta hiện nay có trên 1 triệu cặp vợ chồng có vấn đề về vô sinh. Với các số liệu trên, rõ ràng, vô sinh là một vấn đề lớn về y học và xã hội ở Việt nam.
Tư vấn nam khoa: Vấn đề chẩn đoán vô sinh nam
Khác với nữ, rất khó xác định chính xác tần suất vô sinh do nam do thiếu các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định vô sinh nam một các chắc chắn. Cho đến nay, phương pháp chính để chẩn đoán vô sinh nam thường dựa trên kết quả của tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của WHO bao gồm các chỉ số về thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng di động, tỉ lệ tinh trùng hình dạng bình thường… Trong khi đó, các chỉ số này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thử, kỹ thuật thực hiện xét nghiệm và sai số của cách đánh giá. Ngoài ra, có những trường hợp các chỉ số cơ bản nằm trong giới hạn bình thường nhưng người này vẫn vô sinh do tinh trùng suy giảm chức năng; hoặc có những trường hợp các chỉ số dưới mức bình thường nhưng người chồng vẫn có con bình thường.
Theo Irvine (1998), tần suất vô sinh nam, nam giới mắc các bệnh nam khoa được báo cáo bởi nhiều nghiên cứu lớn thay đổi từ dưới 20% đến trên 60%. Năm 1992, một nghiên cứu phân tích tổng hợp dựa trên 61 báo cáo khắp thế giới cho thấy số lượng tinh trùng của nam giới trên thế giới đã giảm còn phân nữa so với 50 năm trước. Do đó, vấn đề giảm khả năng sinh sản của nam giới và vô sinh nam đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế nói riêng và của nhân loại nói chung.
Tư vấn nam khoa: Nguyên nhân vô sinh nam
Mặc dù vấn đề chẩn đoán xác định vô sinh nam gặp nhiều khó khăn như đã trình bày ở trên, WHO đã cố gắng đưa ra một bảng phân loại các nguyên nhân gây vô sinh nam (bảng .) Cách phân loại này đã giúp tiêu chuẩn hóa việc chẩn đoán các nguyên nhân vô sinh do nam và giúp cho việc thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm về vô sinh nam trên thế giới. Tuy nhiên, các phân loại này cũng đang được tiếp tục nghiên cứu cải tiến để phù hợp với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán.
Bảng 1. Các nhóm nguyên nhân vô sinh nam
Rối loạn về tình dục và phóng tinh
Miễn dịch
Bất thường tinh dịch
Bệnh lý toàn thân
Dị tật bẩm sinh
Tổn thương tinh hoàn mắc phải
Dãn tĩnh mạch thừng tinh
Nhiễm trùng tuyến sinh dục phụ
Nội tiết
Tinh trùng ít
Tinh trùng di động yếu
Tinh trùng dị dạng
Không có tinh trùng do tắc nghẽn
Không có tinh trùng không rõ nguyên nhân
Tinh dịch đồ
Để khảo sát một cặp vợ chồng hiếm muộn, phải thực hiện ít nhất một tinh dịch đồ của chồng. Tiêu chuẩn thực hiện và đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (1999) hiện đang được áp dụng nhiều nhất ở các trung tâm trên thế giới.
Bảng 2 . Một số giá trị bình thường của tinh dịch đồ (WHO, 1999)
Thể tích tinh tịch >= 2ml
Mật độ tinh trùng >= 20 triệu/ml
Di động A >= 25%
hoặc A + B >= 50%
Hình dạng bình thường >= 30%
Tỉ lệ tinh trùng sống >= 75%
Bảng 3. Một số khái niệm chẩn đoán trên tinh dịch đồ
Normozoospermia: tinh dịch đồ bình thường
Oligozoospermia: tinh trùng ít (mật độ < 20 triệu/ml)
Asthenozospermia: tinh trùng yếu (A < 25% và A+B < 50%)
Teratozoospermia: tinh trùng dị dạng (hình dạng bình thường < 50%)
Oligo-astheno-teratozoospermia (OAT): phối hợp cả 3 tình trạng trên
Azoospermia: tinh dịch không có tinh trùng
Một số xét nghiệm và phương pháp đánh giá khác (WHO, 2000) có thể được thực hiện để khảo sát thêm về nguyên nhân bao gồm:
• Xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, testosterone, prolactin để chẩn đoán các rối loạn nội tiết
• Xét nghiệm miễn dịch: tìm kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh hay tinh dịch chồng; tìm kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh hay chất nhầy cổ tử cung vợ
• Siêu âm: siêu âm Doppler tinh hoàn, siêu âm đầu dò trực tràng giúp chẩn đoán dãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc đường dẫn tinh
• Sinh thiết tinh hoàn: giúp khảo sát quá trình sinh tinh tại tinh hoàn và các bệnh lý tại tinh hoàn
• Mổ thám sát bìu: giúp khảo sát đường dẫn tinh
• Xét nghiệm di truyền học: nhiễm sắc thể đồ, xét nghiệm di truyền phân tử để tìm gen bất thường… để phát hiện các bệnh lý di truyền có liên quan đến vô sinh
• Các xét nghiệm đánh giá chức năng tinh trùng và tương tác giữa tinh trùng và chất nhầy (WHO, 1999)
Chú ý: Nếu các bạn có thắc mắc cần giải đáp về các bệnh nam khoa ở nam giới hay các vấn đề vô sinh ở nam giới hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 để nhận được sự tu van suc khoe truc tuyen một cách cụ thể.
BS. Đoàn Hằng (nguồn bv Tudu)
0 comments:
Đăng nhận xét