Thai nghén luôn là ao ước của tất cả các cặp vợ chồng đặc biệt với những cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có thai, giữ thai….hay có thai rồi thì làm sao để chăm sóc thai tốt. Người xưa cho rằng con cái muốn khỏe mạnh thì cả nam nữ phải ở vào độ tuổi trẻ trung, sung mãn và khỏe mạnh. Nếu đau yếu hoặc lớn tuổi mà sinh con thì đứa trẻ sinh ra sẽ èo uột, ốm yếu không thể khỏe mạnh, trường thọ được.
Tư vấn sức khỏe sinh sản
Làm thế nào để có được đứa trẻ khỏe mạnh? Làm thế nào để “mẹ tròn con vuông” - đó là câu hỏi thường trực của hầu hết các thai phụ trong suốt chín tháng mười ngày. Hiện nay với các phương tiện thăm dò và xét nghiệm hiện đại các nhà chuyên môn đã giúp các mẹ giải đáp phần nào các thắc mắc đó.Lợi ích của các xét nghiệm trước sinh
Ở nước ta tại các bệnh viện tuyến trung ương, chuyên khoa sản phụ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đã có các phương pháp sớm để phát hiện thăm dò các dị tật trước đẻ như:
- Sàng lọc bằng siêu âm: để phát hiện ra các dị tật trong hoặc bên ngoài như tim bẩm sinh, Down, não úng thủy, thoát vị rốn, thoát vị đĩa dđệm….
- Làm các xét nghiệm sinh hóa máu: trip –test, chọc ối……
Khi nào và những ai thì cần phải làm tầm soát trước sinh?
Không ai có thể chắc chắn rằng thai nhi trong bụng mình sẽ hoàn toàn bình thường. Ngay cả những cặp vợ chồng trẻ, hoàn toàn khỏe mạnh, đã từng sinh con lần khẻo mạnh thì vẫn có thể có nguy cơ sinh con dị tật hay bệnh lý mạn tính nào đó mặc dù là tỷ lệ rất thấp(1-2%). Nếu có điều kiện bạn nên làm các sàng lọc trước sinh. Điều này thật sự đặc biệt với những trường hợp thai nghén có nguy cơ sau:
- Đã có tiền sử sinh con dị tật trong các lần mang thai trước
- Thai phụ trên 35 tuổi hoặc dưới 18 tuổi
- Tiền sử sảy thai, thai lưu
- Gia đình có người mắc bệnh di truyền, hoặc sinh con dị tật..
- Cặp vợ chồng tiếp xúc nhiều với hoá chất trong thời gian dài như chất Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc đã được nghiên cứu là có hại cho thai nhi (thuốc an thần thalidomid, thuốc chữa ung thư, tia xạ…..), các tài liệu cho thấy dùng thuốc điều trị có corticoid 1 tháng trước khi có thai tới 3 tháng đầu của thời kì mang thai có thể gây sứt môi cao hơn 5 lần so với bà mẹ không dùng thuốc.
Mỗi cơ quan, bộ phận của thai lại có mức độ nhạy cảm với các loại thuốc mà mẹ dùng khác nhau: mắt từ tuần 4-8, tim từ tuần 3-6, thần kinh từ tuần thứ 3 – 5, tay chân là từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 7, bộ phận sinh dục ngoài từ tuần thứ 3-9….ngoài tuần 12 trở đi thì các cơ quan bộ phận đã phát triển nên các yếu tố gây dị tật không tác động được nữa nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm độc, nhiễm kí sinh trùng từ mẹ.
Ngoài ra thì phụ nữ trong thời kì mang thai 3 tháng đầu mắc sởi, , thủy đậu, cúm đặc biệt là RUBELLA thì nguy cơ sinh trẻ dị tật rất cao và thường được bác sĩ có yêu cầu đình chỉ thai tùy trường hợp để tránh nhưng hậu quả về sau như: hội chứng Rubella bẩm sinh( điếc, mù, tim bẩm sinh…), viêm não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết…..
Như vậy để em bé nhà bạn ra đời thật sự khỏe mạnh bạn nên được tư vấn và khám tại cơ sở chuyên khoa để có biện pháp kịp thời.
TH
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khoẻ sinh sản. Hãy gọi điện cho tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.Nguồn: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/lam-the-nao-de-be-yeu-cua-ban-luon-khoe-manh--n65-2818
0 comments:
Đăng nhận xét