Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Giải đáp thắc mắc khi mẹ mang thai bị viên gan B?


Rất nhiều bà mẹ mang thai xét nghiệm HbsAg (+) đang lo lắng liệu có truyền sang cho thai nhi không? Làm thế nào để hạn chế lây truyền? Sau khi sinh có cho con bú được không? Điều trị viêm gan B thế nào?Sau đây là nhưng thắc mắc thường gặp.

Giải đáp thắc mắc khi mẹ mang thai bị viên gan B?

Bệnh truyền nhiễm

Câu 1: Chào bác sĩ!

Hai vợ chồng em đi xét nghiệm đều có kết quả: HBsAg (+); HBeAg (-); SGOT: 42U/L; SGPT:37U/L. Kết quả như vậy là đã bị viêm gan B phải chưa ạ? Hiện tại, chúng em đang có ý định sinh em bé nhưng liệu có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ?

Trả lời:
Bạn thân mến!

Bạn tham khảo thêm về các xét nghiệm viêm gan B nhé:

- Nếu HBsAg (-) thì bệnh nhân không mắc bệnh viêm gan B, Anti HBs là một kháng thể chống virus viêm gan B, khi HBsAg (-) và Anti HBs (-) thì bạn cần được tiêm ngừa viêm gan B, trường hợp Anti HBs (+) bạn không phải tiêm ngừa do đã có kháng thể chống virus viêm gan B.

- Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm HBsAg (+) chỉ nói lên người đó có nhiễm siêu vi B thôi, chứ chưa chắc chắn người đó mắc bệnh viêm gan B, đây là một xét nghiệm tầm soát.

* Khi HBsAg (+) cần làm thêm một số xét nghiệm như: HBeAg, men gan, xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ HBsAg (+) , HBeAg (-), men gan không tăng: đây là trường hợp người lành mang trùng, bạn không phải điều trị, bạn sống hòa bình với virus viêm gan B và kiểm tra men gan mỗi 3- 6 tháng.

+ HBsAg (+) và men gan tăng, bạn cần được theo dõi, nếu men gan tăng liên tục trong 6 tháng mới kết luận bạn bị viêm gan B mạn tính. Trường hợp này bạn cần điều trị, cẩn thận hơn bạn sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và xét nghiệm sinh học phân tử HBV DNA(định lượng virus).

Với những xét nghiệm phân tích ở trên và dựa vào xét nghiệm, có thể nói bạn đang nhiễm siêu vi B, bạn cần theo dõi và làm xét nghiệm mỗi 6 tháng ở những cơ sở y tế có uy tín, để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Người mẹ có thể nhiễm siêu vi B trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai nhưng phần lớn là nhiễm từ trước. Siêu vi không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan B mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.


Câu 2: Bác sỹ cho tôi hỏi. Tôi bị viêm gan B và đang điều trị được 5 tháng rồi. Tuy nhiên, bây giờ tôi lại vừa biết mình có thai. Tôi đang lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Liệu con tôi có bị viêm gan B như tôi không?

Câu trả lời:
Chào bạn!

Thông thường khi phụ nữ bị viêm gan B thì có tới 70-90% nguy cơ trẻ sẽ bị nhiễm virus viêm gan B trong cuộc sinh hay sau đó. Trường hợp của bạn có thai khi đang điều trị viêm gan B thì nguy cơ con bạn bị nhiễm là rất cao.

Thai nhi có thể bị lây nhiễm khi còn trong tử cung, nhưng sự lây nhiễm thường xảy ra quanh thời điểm sinh, khi trẻ nuốt phải dịch có nhiễm virus của người mẹ, hoặc máu của mẹ đi vào máu của con. Hầu hết trẻ bị nhiễm virus khi sinh và trở thành người mang virus viêm gan B nếu không được điều trị ngay.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, nhiều bé sau khi sinh được điều trị ngay để không trở thành người mang virus mạn tính và phát triển thành bệnh sau này.

Bạn không nói rõ đang điều trị thuốc gì nhưng trên thị trường đang có hai loại thuốc: thuốc ức chế nuclease và interferon. Đối với phụ nữ mang thai chỉ có Lamivudin được chỉ định điều trị trong 3 tháng cuối vì tính an toàn của nó đã được kiểm chứng, còn tất cả các loại thuốc khác đều chống chỉ định đối với phụ nữ có thai. Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ điều trị viêm gan và bác sỹ sản khoa để có quyết định tốt nhất

Chúc bạn có sức khỏe thật tốt!

Câu 3. Chào bác sỹ! Cho tôi hỏi rằng tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là bao nhiêu. Tôi đang mang thai tháng thứ 8 thì phát hiện viêm gan, xét nghiệm HBsAg (+), HBeAg (+), liệu con tôi có bị lây nhiễm không và nếu bị nhiễm thì có những nguy cơ gì? Phải làm sao để phòng bệnh? Xin cảm ơn bác sỹ

Trả lời:
Khả năng truyền bệnh viêm gan siêu vi B theo đường mẹ-con trong thời kỳ mang thai:

Thời điểm mẹ mắc bệnh->Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con

3 tháng đầu thai kỳ->1%

3 tháng giữa thai kỳ->10%

3 tháng cuối thai kỳ->67%

Mức độ nhân đôi của siêu vi được xác định bằng xét nghiệm HBeAg huyết thanh, đây là một bằng chứng nguy hiểm của tính lây nhiễm

Phương diện huyết thanh->Tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con

HBs Ag (+)/ HBe Ag (+)->90%

HBs Ag (+)/ HBe Ag (-)->10-25%

Hơn 95% trẻ sơ sinh bị nhiễm siêu vi B ở giai đoạn chu sinh sẽ tiến triển sang mạn tính do có liên quan đến tình trạng chưa trưởng thành ở hệ thống miễn dịch của trẻ, ngược lại ở tuổi trưởng thành chỉ có 5-7% chuyển sang mạn tính.

Trường hợp của bạn khả năng lây nhiễm sang con là rất cao trên 90%, mặt khác đang có bằng chứng nhân lên của virus bạn nên trao đổi với bác sỹ chuyên khoa để làm thêm xét nghiệm men gan và định lượng HBV-DNA để có hướng điều trị cụ thể, có thể dùng lamivudin trong thời điểm này rồi khi bé sinh ra có thể  tiêm cho trẻ huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig- AntiB) 100 đơn vị ngay trong phòng đẻ, sau đó tiêm vaccin chống viêm gan siêu vi B ở những vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (ngay sau đẻ, tháng thứ 2 và tháng thứ 3).

TH

Chú ý: Nếu các bạn có những thắc mắc về viêm gan B và thai nghén hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia. Chúc các bạn sức khỏe!

BS. Đoàn Hằng

http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/vai-thac-mac-khi-nguoi-me-mang-thai-bi-viem-gan-b-n98-2343

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Tổng Đài Tư Vấn Sức Khỏe 1900.8909